XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI

 1. Hiện trạng môi trường đối với nước thải chăn nuôi heo.             

Nước thải nếu không được xử lý thích hợp sẽ để lại những tác động cục bộ và nhiều vấn đề tiềm ẩn trên diện rộng, thông qua việc gây ô nhiễm đất, nước và không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.             


Nước thải sau bể kỵ khí có sẵn của nhà máy cảm quan vẫn còn màu đen, có nhiều váng bọt nổi và gây mùi khó chịu.             


Mùi hôi là do sự phân hủy kị khí các chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu) phóng thích ra các chất khí NH3, H2S,…. Trong 3 - 5 ngày đầu, do VSV chưa kịp phân hủy các chất thải nên mùi hôi ít sinh ra, sau một thời gian dài tạo thành mùi rất khó chịu. Chất H2S có mùi trứng thối đặc trưng, khiến cho người ngửi vào buồn nôn, choáng, nhức đầu. NH3 kích thích mắt và đường hô hấp trên, gây ngạt ở nồng độ cao và có thể dẫn đến tử vong.    


Các bể chứa phân kị khí còn tạo ra CH4 có tác dụng giữ lại năng lượng mặt trời, do đó làm thay đổi thời tiết toàn cầu. Các thông số nước thải chăn nuôi đầu vào qua khảo sát như sau: 


Bảng 1.

Các thông số đầu vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi  


2. Lựa chọn công nghệ.             

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo có thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn với tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, đa phần là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học việc xử lý nước thải chăn nuôi heo là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch nước và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc đưa vào tái sử dụng.


Việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải. Từ đó phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải chăn nuôi là: phương pháp xử lý sinh học.             


Bản chất của phương pháp sinh học trong quá trình xử lý nước thải chăn nuôi heo là sử dụng khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích để phân huỷ các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm trong nước thải.    


Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu được áp dụng trong hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo có năm nhóm chính: quá trình hiếu khí, quá trình trung gian anoxic, quá trình kị khí, quá trình kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic – kị khí, các quá trình hồ.


Đối với việc xử lý nước thải chăn nuôi có chỉ tiêu nồng độ N, P đầu vào rất cao, quá trình kết hợp là quá trình xử lý sinh học thường được ứng dụng nhất.  


2.1 Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo


2.1.1 Sơ đồ công nghệ        


Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo:  

Với phương án đề xuất, hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi có một số ưu điểm sau:  


- Công nghệ tiên tiến, thiết bị mới 100%.  


- Thi công dễ dàng.  


- Chi phí đầu tư, vận hành thấp.  


- Vận hành đơn giản.  


- Chi phí cho năng lượng điện tiêu thụ thấp.  


- Hệ thống được thiết kế phù hợp với kết cấu ổn định.  


- Đảm bảo mỹ quan công nghiệp.  


Các chú ý khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo

Do đặc tính nước thải chứ thành phần ô nhiễm với nồng độ cao đặc biệt là hàm lượng nito trong nước thải => trước khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo cần phải chú ý kiểm tra thông số đầu vào nước thải cho phù hợp.


- Lượng cặn trong nước thải chăn nuôi heo rất lớn dù cho toàn bộ lượng nước thải đã đi qua bể tự hoại để phân hủy do đó việc tính toán thiết kế bể tự hoại, phương án thu và tách cặn cần phải được lưu ý lớn.


Trong hệ thống xử lý sau biogas nên bố trí bể lắng cặn sơ bộ nhằm tách toàn bộ lượng cặn có thể lắng tại bể này. Tránh trường hợp lượng cặn này theo nước thải đi vào hệ thống xử lý phía sau.


- Việc tính toán bể thiếu khí, hiếu khí trong hệ thống phải được tính toán chính xác theo thông số đầu vào không được tính toán theo thời gian lưu.


- Để đảm bảo cho hệ thống đạt tiêu chuẩn đầu ra tốt nhất nên đầu tư bãi lọc trồng cây hoặc hồ sinh học phía sau

3. Dịch vụ xử lý nước thải chăn nuôi

3.1. Chuyển giao công nghệ.  


Công ty Môi trường CCEP sẽ bàn giao toàn bộ các tài liệu liên quan đến kỹ thuật thiết kế, công nghệ, tài liệu thiết bị và hướng dẫn vận hành cho chủ đầu tư.  


3.2. Đào tạo.  


Công ty Môi trường CCEP sẽ tổ chức đào tạo chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật và nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải chăn nuôi heo chia làm hai bước:  


- Bước 1: Chuyển giao và đào tạo công nghệ áp dụng tại văn phòng bên A.  


- Bước 2: Chuyển giao và hướng dẫn tại trạm xử lý.  


3.3.  Hỗ trợ vận hành và bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo

CÔNG TY VIỆT TIẾN

HOTLINE, ZALO: 0975 62 61 62

Mail: tongthuaepc@gmail.com

WEB: www.viettienco.com


Xem những gì chúng tôi tạo ra


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG HỢP KHỐI

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP TỐI ƯU